XIV. Thời Trần (1225 - 1400)

- Trần thái tông 1225 1258
- Trần thánh tông 1258 1278
- Trần Nhân Tông 1278 1293
- Trần Anh Tông 1293 1314
- Trần Minh Tông 1314 1329
- Trần Hiến Tông 1329 1341
- Trần Dụ Tông 1341 1369
- Trần Nghệ Tông 1370 1372
- Trần Duệ Tông 1372 1377
- Trần Phế Đế 1377 1388
- Trần Thuận Tông 1388 1398
- Trần Thiếu Đế 1398 1400

Trần Cảnh lên ngôi vua, xưng là Trần Thái Tông, nhưng mọi quyền hành đều nằm trong tay Thái sư Trần Thủ Đô..

Thời Trần nho học rất thịnh. Ở kinh đô, ngoài Quốc Tử Giám đã có từ thời Lý, triều đình cho lập thêm Quốc Học viện để giảng tứ thư, ngũ kinh. Nước chia thành 12 Bộ, tại mỗi bộ đều có trường dạy học.

Văn học thời Trần rất thịnh. Đời này có nhiều nhân tài như Lê Văn Hưu đã soạn bộ Đại Việt Sử Ký rất có giá trị; Mạc Đĩnh Chi, nhà văn học lỗi lạc, nổi tiếng trong việc ngoại giao với nhà Nguyên của Tàu; Chu An, nhà văn học tài ba nêu gương thanh khiết và cương trực; Nguyễn Thuyên có công xây dựng nền tảng cho văn Nôm.

Trần Quốc Tuấn soạn "Hịch Tướng Sĩ" được đời truyền tu.ng. Các vua nhà Trần đều có soạn Ngự Tập.

Võ công thời Trần rất hiển hách, đã tạo được một võ nghiệp oanh liệt trong lịch sử thế giới, là đánh bại đoàn quân bách thắng Mông Cổ. Lúc đó Mông Cổ đã toàn thắng khắp nơi từ Trung Á tới Đông Âu và chiếm trọn nước Tàu ở phía bắc nước Việt. Thế mà ba lần Mông Cổ sang xâm lấn nước Việt đều bị thất bại (năm 1257, năm 1284, năm 1287). Chiến thắng đại quân Mông Cổ, Đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn xứng đáng là vị tướng tài ba bậc nhất cổ kim.

Đời Trần Anh Tông mở mang bờ cõi về phía nam. Nhà vua gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Chế Mân. Hôn lễ của vua Chiêm là châu Ô và châu Rị Năm 1307, vùng này được đổi thành châu Thuận và châu Hoá (nay là vùng Thừa Thiên).

Cuối thời Trần, các vua trở nên kém cỏi, triều đình suy yếu, dân nước đói khổ, quyền hành đều nằm cả trong tay Hồ Quý Lỵ