XIII. Thời Lý (1009 - 1225) (Hậu Lý)

- Lý Thái Tổ 1010 1028
- Lý Thái Tông 1028 1054
- Lý Thánh Tông 1054 1072
- Lý Nhân Tông 1072 1127
- Lý Thần Tông 1128 1138
- Lý Anh Tông 1138 1175
- Lý Cao Tông 1176 1210
- Lý Huệ Tông 1211 1225
- Lý Chiêu Hoàng 1225


Lê Long Đĩnh chết, triều thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi, ông xưng là Lý Thái Tổ, rời kinh đô về thành Đại La, nay là Hà Nội. Tục truyền rằng khi Lý Thái Tổ vào thành Đại La thì thấy rồng vàng bay lên đón rước do đó mà đổi tên là thành Thăng Long.

Lý Thái Tổ rất sùng đạo Phật nên cho xây chùa khắp nơi và truyền bá rất nhiều kinh Phật cho dân chúng.

Đến đời Lý Thánh Tông tên nước đổi là Đại Việt (1054). Năm 1069, Lý Thánh Tông mở mang bờ cõi về phía nam. Đem quân đánh Chiêm Thành, bắt vua Chiêm là Chế Củ mang về Thăng Long. Chế Củ phải dâng đất để chuộc mạng, gồm các châu Địa lý, Ma Lynh và Bố Chính (nay là Quảng Bình, Quảng Trị).

Năm 1075, Lý Nhân Tông cử Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem 10 vạn quân chia thành hai đạo thuỷ bộ đánh chiếm 3 châu Khâm, Liêm và Ung của Tàu (lúc đó nhà Tống đang cai trị nước Tàu).

Thời Lý kéo dài hơn 200 năm, truyền được 9 đời vua. Vị cuối cùng là một nữ vương, lên ngôi mới 7 tuổi, xưng là Lý Chiêu Hoàng. Vì Lý Chiêu Hoàng còn nhỏ tuổi nên quyền hành đều ở trong tay Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Đô.. Trần Thủ Độ lập mưu để Lý Chiêu Hoàng lấy cháu mình là Trần Cảnh rồi ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng năm 1225.