II. Thời đại Hồng Bàng (2879 tr.D.L. 257 tr.D.L.)

A. Huyền sử

Theo truyền thuyết thì vua Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, nhân đi xuống phương nam, tới núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam, ngày nay thuộc nước Tàu) thì gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra Đế Nghi và Lộc Tục. Về sau Đế Nghi được làm vua phương bắc và Lộc Tục làm vua phương nam. Lộc Tục lấy hiệu Kinh Dương và đặt tên nước là Xích Quỷ, vào khoảng 30 thế ký? trước dương li.ch. Địa bàn quốc gia lúc đó rất rộng lớn, gồm hồ Động Đình ở phía bắc và phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây tới Ba Thục, phía đông tới biển Đông.

Vua Kinh Dương lấy Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Khi Sùng Lãm lên ngôi, lấy hiệu Lạc Long Quân và kết hôn với Âu Cơ, rồi sinh một bọc trăm trứng. Ít lâu sau, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng:"Ta thuộc dòng dõi rồng, nàng thuộc dòng dõi tiên, ở mãi với nhau không được, vậy nàng mang 50 con lên núi, còn ta đem 50 con xuống biển nam". Tới Phong Châu, mẹ Âu Cơ phong cho con trưởng lên ngôi vua lấy hiệu vua Hùng và đặt tên đất là Văn Lang.

B. Sử ký

Vị vua đầu tiên của nước Văn Lang là vua Hùng, địa giới gồm Bắc Việt và các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Vua, quan theo lệ cha truyền con nốị Các vua lấy hiệu Hùng, đóng đô ở Phong Châu , nay thuộc Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương. Họ Hùng truyền đời được 18 vị vuạ Quan văn gọi là Lạc hầu, quan võ gọi là Lạc tướng. Đời nay tại tỉnh Phú Thọ có đền thờ các vua Hùng. Ngày giỗ hàng năm là ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, người Việt lấy ngày này là ngày giỗ tổ.