XX. Thời Lê trung hưng (1592 - 1788)

Trong thời Lê Trung Hưng thì từ năm1627 tới 1672 là giai đoạn Nam Bắc phân tranh giữa họ Trịnh và Nguyễn, kéo dài 45 năm.

Trong thời Trung Hưng, vua Lê chỉ có hư vị, Trịnh Tùng xưng chúa, rồi cha truyền con nối, nắm hết quyền hành ở miền Bắc, gọi là Đàng Ngoàị Nguyễn Hoàng xưng chúa ở miền Nam, lập thành một khu vực tự trị, gọi là Đàng Trong. Chúa Trịnh, chúa Nguyễn đều muốn tiêu diệt nhau để nắm trọn quyền hành, nên sinh thù nghịch và gây việc chiến tranh.

Năm 1627, chúa Trịnh lấy cớ chúa Nguyễn không chịu nộp thuế cho vua Lê nên sai quân vào đánh miền Nam, bắt đầu cuộc chiến tranh Nam Bắc.

Trong vòng 45 năm Trịnh, Nguyễn đánh nhau 7 lần không phân thắng bại nên hai bên phải giảng hoà, cắt nước làm đôi, lấy sông Gianh làm ranh giới hai miền Bắc, Nam.

Chính trị miền Bắc (Đàng Ngoài) chỉ quanh quẩn việc ngôi vị và cai trị địa phương cùng lăm le đánh chiếm miền Nam.

Miền Nam (Đàng Trong) các chúa Nguyễn ngoài việc lo chống các chúa Trịnh ở Bắc, vẫn lo được việc mở mang bờ cõi. Lấy các đất của Chiêm Thành, Thuỷ Chân Lạp để thành lập các tỉnh Bình Định năm 1558, Phú Yên năm 1611, Khánh Hoà năm 1653, Biên Hoà và Gia Định năm 1698, Hà Tiên năm 1708.

Nhưng ở miền Nam từ khi chúa Nguyễn Phúc Khoát mất năm 1765 thì sinh rối loạn do quyền thần Trương Thúc Loan, làm nhiều điều tàn ác, dân chúng oán giận.

Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ khởi nghĩa ở làng Tây Sơn (Bình Định), đánh chiếm Quy Nhơn rồi lấy luôn từ Quảng Ngãi vào Bình Thuận.

Chúa Trịnh thừa cơ miền Nam rối loạn bèn sai quân vào đánh lấy Phú Xuân (1775). Chúa Nguyễn bị thua, chạy vào
Quảng Nam, nhưng lại bị Nguyễn Nhạc đánh bại, nên phải trốn vào Gia Đi.nh. Ỏ đây chúa Nguyễn Phúc Thuần bị
tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ giết chết.

Lúc đó, Nguyễn Nhạc thấy quân Trịnh đang mạnh bèn hàng thuận để khỏi lo mặt Bắc, rồi tiến quân đánh chúa Nguyễn. Chiếm lấy đất Gia Định (1777).

Sau khi thắng miền Nam, Nguyễn Nhạc lên ngôi vua, xưng hiệu là Thái Đức, lập kýnh đô ở thành Đồ Bàn năm 1778.

Còn ở Đàng Ngoài thì rối loạn. Cuối đời Trịnh Khải có loạn kýêu binh (1782). Nguyễn Huệ nhân dịp đó chiếm Thuận Hoá, rồi thừa thế tiến ra Thăng Long. Trịnh Khải bị thua phải tự tử. Thế là cơ nghiệp nhà chúa chấm dứt (1786).

Nguyễn Huệ trả quyền cai trị cho vua Lê Hiển Tông rồi rút quân về Nam. Lê Hiển Tông mất, cháu là Duy Kỳ nối ngôi, niên hiệu Chiêu Thống. Lê Chiêu Thống nhu nhược, bất tài nên Trịnh Bồng lại ép vua để lập lại nghiệp chúa Nguyễn Hữu Chỉnh từ Thanh Hoá ra giúp Chiêu Thống dẹp được Trịnh Bồng, rồi từ đó Nguyễn Hữu Chỉnh cậy công mà chuyên quyền.

Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đóng đô ở Thuận Hoá được tin Nguyễn Hữu Chỉnh áp chế vua Lê bèn sai Vũ Văn Nhậm ra bắt giết Nguyễn Hữu Chỉnh. Chiêu Thống thấy Vũ Văn Nhậm đưa quân ra bắc thì sợ hãi rồi chạy trốn và gởi con sang Tàu cầu viện quân Thanh (1788).

Vũ Văn Nhậm ở bắc có ý phản nghịch, Bắc Bình Vương phải thân chinh ra bắt Nhậm giết đi, rồi trao quyền cai trị đất bắc cho Ngô Văn Sở và Ngô Thời Nhiệm.

Các Chúa Trịnh ở Bắc Các Chúa Nguyễn ở Nam

Trịnh Tùng 1570 - 1623 Nguyễn Hoàng 1600 - 1613 Chúa Tiên

Trịnh Tráng 1623 - 1657 NguyễnPhúcNguyên 1613 1635 Chúa Sãi

Nguyễn Phúc Lan 1635 - 1648 Chúa Thượng

Trịnh Tạc 1657 - 1682 Nguyễn Phúc Tần 1648 - 1687 Chúa Hiền

Trịnh Căn 1682 - 1709 Nguyễn Phúc Trăn 1687 - 1691 Chúa Nghĩa

Trịnh Cương 1709 - 1729 Nguyễn Phúc Chu 1691 - 1725 Quốc Chúa

Trịnh Giang 1729 - 1740 Nguyễn Phúc Trú 1725 - 1738

Trịnh Doanh 1740 - 1767 Nguyễn Phúc Khoát 1738 - 1765

Trịnh Sâm 1767 - 17882 Nguyễn PhúcThuần 1765 - 1777

Trinh Cán 1782 - 1783 (làmm chúa được 2 tháng)

Trịnh Khải 1783 - 1786